Thitruongtoday - Bản tin hàng ngày

Bệnh zona ở bụng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh zona ở bụng do virus gây nên và thường khởi phát một cách đột ngột. Nếu như bệnh không được chữa trị đúng lúc và đúng cách thì gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để tìm hiểu kĩ hơn về loại bệnh này chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây bệnh zona ở bụng

Một trong những nguyên nhân gây bệnh zona nói chung và bệnh zona ở bụng nói riêng là do cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu Varicella – zoster gây ra.

Bệnh thường xuất hiện ở những người bị bệnh thủy đậu và đã từng khỏi. Khi khỏi bệnh thì con virus này vẫn không bị tiêu diệt hoàn toàn. Nó vẫn trú tại một số vị trí bên trong cơ thể và bên trong tế bào thần kinh. Sau một khoảng thời gian tầm vài năm thì virus này sẽ tái hoạt động và nó phát triển thành bệnh zona.

Bên cạnh đó cũng có một số nguyên nhân làm khởi phát bệnh zona đó là:

+ Những người thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi và thức khuya

+ Cơ thể suy nhược, hệ miễn dịch suy yếu

+ Do lây truyền từ người mắc bệnh

 Hình ảnh bệnh zona ở bụng

Hình ảnh bệnh zona ở bụng

Những triệu chứng lâm sàng của bệnh zona thần kinh bụng

Đối với những người bị bệnh zona thần kinh ở bụng thường gặp phải một số triệu chứng như sau:

+ Nhiễm trùng đường hô hấp: Khi gặp triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp người bệnh sẽ có những biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, cơ thể đau nhức. Vùng bụng có cảm giác đau rát, nhức nhối như kim châm hoặc kiến cắn. Những cơn đau sẽ kéo dài liên tục hoặc có thể là gián đoạn.

+ Gây tình trạng ngứa: Khi người bệnh có cảm giác ngứa thì cảm thấy rất khó chịu. Đồng thời vùng da bị tổn thương cũng trở nên nhạy cảm hơn. Mỗi khi sờ vào vùng da đó thì người bệnh sẽ cảm thấy đau rát hơn.

+ Mụn nước xuất hiện: Khi mới phát bệnh zona ở bụng thì sẽ xuất hiện những mảng rát có màu đỏ hoặc màu hồng. Sau khoảng 2 – 3 ngày sẽ xuất hiện các mụn nước mọc lên thành từng chùm và sát nhau. Thông thường mụn nước mọc lên khoảng 2 – 3 tuần là tự khỏi. Nếu như trường hợp không tự khỏi thì có khả năng bị bội nhiễm hoặc biến chứng.

Đối với những người bị bội nhiễm thì sẽ có biểu hiện của sốt cao, vùng da bị tổn thương dưới bụng sẽ mưng mủ và thậm chí lây lan ra nhiều khu vực da khác. Nếu để lâu thì nó có nguy cơ dẫn đến việc nhiễm trùng huyết.

Bệnh zona ở bụng xuất hiện những mụn nước thành từng mảng

Bệnh zona ở bụng xuất hiện những mụn nước thành từng mảng

Cách chữa zona thần kinh ở bụng

Theo như các chuyên gia về da liễu thì đối với người bị zona thần kinh bụng thì không nên áp dụng một số bài thuốc dân gian như đắp đỗ xanh, gạo nếp, hoặc thuốc nam lên vùng da bị tổn thương. Bởi nếu chúng ta làm như vậy sẽ khiến cho bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da, gây viêm nhiễm, lở loét da...

Nếu như chúng ta nắm bắt được biểu hiện của bệnh sớm do đó chúng ta cần phải nắm bắt và điều trị kịp thời theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng cách trị zona tốt nhất trong vòng 48 giờ kể từ khi có tổn thương ở vùng da. Nếu như người bệnh được điều trị ngay trong 1 tuần đầu thì kết quả mang đến là khá tốt. Bệnh nhân ủ bệnh càng lâu, điều trị càng mụn thì nguy cơ biến chứng sẽ ngày càng tăng.

Thông thường, liệu pháp điều trị bệnh zona thần kinh bụng cũng giống như cách chữa zona ở lưng, phải đầy đủ bao gồm: Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm, thuốc làm dịu da, sử dụng thuốc nhiễm khuẩn và thuốc kháng virus.

Đối với loại thuốc kháng virus thì người bệnh sử dụng càng sớm thì càng tốt. Một số thuốc kháng virus thường được các bác sĩ khuyên dùng như thuốc acyclovir, valacyclovir, famciclovir...

Ngoài ra đối với những bệnh nhân bị zona bụng ở mức độ nhẹ thì có thể áp dụng một số cách trị zona tại nhà như: chườm đá lạnh, sử dụng mật ong, nha đam, tỏi... Những cách làm này vô cùng đơn giản lại mang đến hiệu quả tối ưu. Nó sẽ giúp kháng viêm, chống viêm nhiễm, làm lành da và giảm đau hiệu quả…

Phương pháp điều trị bệnh từ nguyên liệu thiên nhiên

Phương pháp điều trị bệnh từ nguyên liệu thiên nhiên

Một số lưu ý dành cho người bị zona thần kinh bụng

Bệnh nhân bị zona thần kinh ở bụng cần chú ý một số điểm sau:

+ Vệ sinh sạch sẽ cơ thể đặc biệt là ở những vùng da bị tổn thương

+ Không nên mặc quần áo chật, bó sát để tránh chạm phải những vết thương ở da khiến cho mụn mủ vỡ ra và lây lan.

+ Không tiếp xúc trực tiếp với những người chưa từng bị thủy đậu hoặc những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai..

+ Hạn chế gãi để tránh làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn và để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây hy vọng đã giúp cho các bạn hiểu hơn về bệnh zona ở bụng và có thể tìm cho mình được một cách điều trị phù hợp nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Xem thêm: