4 Bước hướng dẫn thiền định cơ bản giúp tâm an định
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, con người phải đối mặt với nhiều áp lực, lo lắng trong cuộc sống. Khi áp lực hoặc stress, con người thường tìm đến những phương pháp giúp giải tỏa căng thẳng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn thiền định với 4 bước cơ bản, đơn giản, dễ thực hiện giúp tâm an định.
Thiền là gì?
Trước khi đi vào phần hướng dẫn thiền định, chúng tôi muốn bạn hiểu rõ “thiền”. Thiền là phương pháp đưa đến tịnh tâm, điều phục tâm mình. Danh từ “thiền” chỉ pháp môn thiền, động từ “thiền” chính là sự thực tập thiền.
Thiền là phương pháp làm cho tâm của chúng ta an định. “An” có nghĩa là không nguy hiểm, “định” có nghĩa là yên. Thiền là phương pháp giúp tâm chúng ta trở về an định hay còn gọi là quản trị tâm mình. Hay bạn có thể hiểu về thiền theo nghĩa khác là quay về tập làm chủ tâm của chúng ta”.
Ngồi thiền giúp tăng khả năng tập trung, tĩnh tâm, tăng sự kiên nhẫn để tâm được an định, vơi bớt đau khổ và không phiền não. Từ đó, giúp tinh thần tập trung làm việc hiệu quả, giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng và chuẩn xác, đạt được nhiều thành công. Đặc biệt đối với những bạn học sinh, sinh viên, ngồi thiền sẽ giúp giải tỏa căng thẳng học hành, áp lực khi thi cử, nâng cao trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và tiếp thu thông tin nhanh hơn.
Thiền cũng là cách lấy lại tinh thần nhanh chóng, hiệu quả khi bạn rơi vào cảm giác buồn chán, tiêu cực trong công việc và cuộc sống.
Chuẩn bị và chọn môi trường thiền định
Trước khi bắt đầu thiền, bạn hãy chuẩn bị tâm thế, trang phục và chọn không gian ngồi thiền phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến quá trình thiền.
Chuẩn bị
Trước khi thiền định, bạn hạn chế ăn quá no hoặc khi cơ thể quá mệt mỏi.
Chuẩn bị trang phục, quần áo thoải mái, kín đáo, hạn chế gò bó, khó chịu.
Chuẩn bị tinh thần tích cực trước khi thiền bằng cách nghe hoặc suy nghĩ về thứ gì đó đầy cảm hứng.
Chọn không gian phù hợp
Khi ngồi thiền, bạn nên chọn không gian yên tĩnh, tắt hết các thiết bị ảnh hưởng đến quá trình thiền như điện thoại, chuông cửa,...
Bạn có thể ngồi thiền bằng cách ngồi chéo chân trên sàn nhà hoặc trên ghế, thẳng người, bàn chân song song với mặt sàn, tay chồng lên nhau đặt trên đùi, đầu ngón tay chạm vào nhau.
4 hước hướng dẫn thiền định cơ bản
Thiền định được thực hiện gồm 4 bước cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Bạn giữ xương sống của mình thẳng, thả lỏng cơ thể trong tư thế thẳng đứng, hít thật sâu bằng cách hít bằng mũi và thở ra bằng miệng. Sau đó, dần dần ổn định hơi thở một cách nhịp nhàng và thoải mái. Lúc này, bạn hãy tưởng tượng một luồng ánh sáng trắng xuất hiện xuyên qua chân trái của bạn, chạy lên phía bên trái cơ thể rồi tiến thẳng đến đỉnh đầu, sau đó lại vòng qua bên phải cơ thể và chạy xuống dưới bên kia. Làm điều này 3 lần.
Bước 2: Lặp lại
Ở bước này, bạn chỉ thực hiện đơn giản là tập trung tâm trí của mình vào một điểm duy nhất. Nó sẽ phủi sạch những rối rắm về mặt tinh thần và làm dịu trí óc đang hoạt động. Trong lúc thiền, bạn có thể nhắm mắt hoặc mở mắt miễn sao bạn cảm thấy thoải mái.
Nếu bạn mở mặt thì hãy cố định ánh nhìn của mình vào một đối tượng duy nhất, đó có thể là một ngọn nến, một luồng sáng nhỏ hay một bức ảnh. Tuy nhiên, nhiều người khi ngồi thiền thường chọn cách nhắm mắt vì dễ tập trung hơn.
Trong thời gian đầu ngồi thiền, trí óc của bạn dễ bị cuốn trôi, lúc này bạn hãy nhẹ nhàng mang nó trở lại điểm tập trung. Khi nó lơ đãng thì tiếp tục mang nó về một lần nữa.
Bước 3: Tiếp nhận
Sau khoảng 10 phút ở bước lặp lại, bạn nhẹ nhàng chuyển sang bước tiếp nhận khoảng 10 phút tiếp theo. Bạn tách 2 bàn tay đặt trên đùi, lòng bàn tay ngửa, thẳng lưng và thư giãn. Sau đó, thả lỏng tâm trí đã được kiểm soát của bạn. Đừng cố gắng nhận thức hay suy nghĩ về bất cứ điều gì. Chỉ cần để tâm trí của bạn được tự do.
Nếu ở bước 2 bạn chọn mở mắt thì ở bước này bắt buộc bạn phải nhắm lại khi bắt đầu thiền định. Bạn đã mở ra được trung tâm ý thức khác nhau của bản thân. Cứ tiếp tục thả lỏng nhưng vẫn cảnh giác.
Những suy nghĩ và hình ảnh lướt qua ý thức của bạn. Lần lượt nghiên cứu khi chúng xuất hiện và biến mất. Bạn có thể nhìn thấy những hình ảnh và cảnh tượng hoặc nghe thấy những thông điệp tinh thần. Đôi lúc, bạn còn cảm nhận được những cảm giác ớn lạnh hoặc run rẩy chạy dọc theo xương sống hoặc cảm giác bình thản, thoải mái. Bởi vì, đối với con người bình thường, cách duy nhất để nhận được thông tin là thông qua 5 giác quan, nên các tin tức truyền đạt với bạn thông qua những kênh này là hoàn toàn tự nhiên.
Trong những buổi tập thiền định đầu tiên, bạn hãy giới hạn bản thân trong khoảng từ 20 - 30 phút. Lưu ý là không nên vượt quá khoảng thời gian này.
Bước 4: Khép kín
Khi kết thúc thiền định, bạn hãy nắm chặt 2 bàn tay và tưởng tượng một luồng ánh sáng trắng bao quanh bạn và đang bảo vệ bạn. Đây chính là cách để bạn học cách đưa bản thân vào môi trường của bảo hộ, dẫn lối và kiểm soát. Điều này bạn có thể thực hiện bằng nhiều cách. Ví dụ: Bạn hãy tưởng tượng bản thân mình đang trong một quả bóng ánh sáng trắng hoặc trong quả bóng bay màu trắng. Quy trình này sẽ chấm dứt khi trung tâm ý thức bạn đã mở trong suốt quá trình tập trung và thiền định, bảo vệ bên trong bạn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài.
Tuy nhiên, ở bước này, bạn không nên tách biệt bản thân khỏi mọi người. Những gì bạn đang làm là bảo vệ bản thân khỏi những tác động tiêu cực, đồng thời lan tỏa tình yêu và sự hòa hợp của mình với mọi người xung quanh. Kết quả là, những tác động tiêu cực sẽ biến mất. Luồng ánh sáng trắng là vỏ bọc của, do đó, bạn hãy chắc chắn rằng mình sẽ sử dụng nó.
Bạn cũng có thể sử dụng bước khép kín để hình dung bản thân sẽ đạt được những mục tiêu nào mà bạn chọn. Có thể là một cơ thể khỏe mạnh hay thành công trong một công việc nào đó. Nếu bạn sử dụng như một lời khẳng định trong bước lặp lại và tiếp tục sử dụng trong bước khép kín thì sẽ tạo ra một tác động rất mạnh mẽ.
Thiền là một phương pháp giúp tăng sự tập trung, giải tỏa stress, căng thẳng hiệu quả mà ai cũng có thể thực hành được. Hy vọng với các bước hướng dẫn thiền định, bạn sẽ có thể thực hành nó một cách đơn giản, giúp giải tỏa những căng thẳng, áp lực trong công việc cũng như cuộc sống.
>>> Xem thêm: