Thitruongtoday - Bản tin hàng ngày

Bạn có biết cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu là người Long An?

Cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu là người Long An. Có lẽ cả người Long An không phải ai cũng biết. Sự đóng góp cho nền đờn ca tài tử của ông vượt qua ranh giới tỉnh và ảnh hưởng đến cả Việt Nam và thế giới.

Nhạc sỹ Cao Văn Lầu có quê gốc tại Châu Thành, Long An

Cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu sinh ngày 22 tháng 12, 1892 tại xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, Việt Nam. Ông là là tác giả bài "Dạ cổ hoài lang" – tác phẩm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại.

Bạn có biết cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu là người Long An? 1

Người ta thường biết Cao Văn Lầu là tác giả bài Dạ cổ hoài lang nổi tiếng khắp miền Nam Việt Nam. Mà ít ai nghĩ ông sinh ra và lớn lên tại Long An, vùng đất cửa ngõ miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Cao Văn Lầu sinh ra trong gia đình nghèo khó tại Long An. Lúc nhỏ ông phải vào chùa sống. Lớn lên bươn chải kiếm tiền và bén duyên đàn hát gần đôi mươi. Ông mau chóng làm quen các loại nhạc cụ như đàn tranh, cò, kìm, trống lễ và nhanh chóng trở thành một nhạc sĩ nòng cốt trong ban cổ nhạc của thầy Hai Khị. Ông lấy vợ và chia tay sau ba năm vì vợ ông không thể sinh con. Do lễ giáo phong kiến mà phải bỏ vợ, ông rất đau khổ và thương xót vợ. Niềm đau này lại chính là chất liệu làm nên bài Dạ Cổ Hoài Lang lừng danh. Thật may là vợ chồng ông đã tái hợp và có nhiều con cái sau này.

Hơn 100 năm ca khúc Dạ cổ hoài lang

Dạ cổ hoài lang da diết với những lời ca:

“Em luống trông tin chàng

Ôi gan vàng quặn đau í a

Đường dù xa ong bướm

Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang”

Lời ca da diết cùng với tiếng đàn réo rắt càng làm thêm sự thương cảm, đồng điệu của những người cùng cảnh ngộ. Bài hát cũng chính là tâm trạng của những người vợ quê nhớ chồng chinh chiến phương xa. Hoài lang chính là nhớ chồng. Trong đêm canh vắng, tiếng trống canh để tấu lên bài hoài lang thật não nề và cảm xúc. Dạ là đêm, cổ là trống. Nghe tiếng trống đêm nhớ chồng da diết.

Bạn có biết cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu là người Long An? 3

Đoàn ca nhạc mang bài Dạ cổ hoài lang ngược xuôi các vùng đất và nói hộ tiếng lòng người dân. Đó chính là bài hát sinh ra vì đất nước. Bản nhạc đi cùng biến cố lịch sử và thăng trầm của cuộc sống.

Bạn có biết cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu là người Long An? 4

Để tưởng nhớ cả Cao Văn Lầu và bài Dạ cổ hoài lang, năm 2013, UBND tỉnh Bạc Liêu dùng diện tích 12ha xây dựng nhiều hạng mục như: tượng đài, mộ gia đình nhạc sỹ Cao Văn Lầu, nhà trưng bày, vườn nhạc cụ, đài nguyệt cầm - nơi tôn vinh nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Tại quận 6, Tp. HCM cũng có đường Cao Văn Lầu để tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa. Và sau 100 năm, Dạ cổ hoài lang vươn ra thế giới nhờ được UNESCO công nhận là di sản văn hoá nhân loại.

Bạn có biết cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu là người Long An? 5

Tại quê hương, ông cũng có chỉ đạo hàng năm về giữ gìn và bảo tồn đờn ca tài tử Nam Bộ tại Long An. Đây cũng là cách để truyền bá lòng tự hào về người con Long An tài giỏi cống hiến nhiều thành tựu cho đất nước và thế giới.

Xem thêm: