Nội dung chính
Dấu ấn mang tên Nguyễn Đình chiểu
Chùa Tôn Thạnh là một ngôi chùa khá nổi tiếng trong lịch sử và văn học. Ngôi chùa nổi tiếng với dấu ấn nhà văn lừng danh Nguyễn Đình Chiểu cư ngụ trong thời gian dài.
Dấu ấn tại chùa Tôn Thạnh
Nguyễn Đình Chiểu (1822–1888), tục gọi thân thương là Đồ Chiểu, là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19. Năm Mậu Thân ( 1848), được tin mẹ mất ở Gia Định, ông đã bỏ thi để trở về Nam chịu tang mẹ. Vì quá thương nhớ mẹ, ông lâm bệnh nặng và bị mù cả hai mắt. Đây có lẽ là thời gian đau buồn nhất trong cuộc đời ông khi mẹ vừa mất, bị mù, gia cảnh sa sút, hôn thê bội ước...
Năm 1854, Nguyễn Đình Chiểu cưới bà Lê Thị Điền là người Long An làm vợ. Ông ở chùa Tôn Thạnh viết văn thơ, dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho người dân. Đây nổi tiếng là ngôi chùa duy nhất gắn liền với tên cụ Đồ Chiểu.
Trong khuôn viên chùa Tôn Thạnh, ở lối vào bên phải được đặt hai tấm bia lịch sử. Tấm bia thứ nhất lưu lại dấu tích của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, tấm bia thứ hai trích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Gần chùa Tôn Thạnh có trường trường THCS Nguyễn Đình Chiểu được đặt theo tên ông để thế hệ học sinh Long An vinh danh và tưởng nhớ đến vị thầy giáo thân thương này.
Dấu ấn Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc
Vào sự kiện lịch sử rằm tháng 11 năm Tân Dậu (16 tháng 12 năm 1861), những người nông dân Cần Giuộc đã thực hiện việc tập kết vào đồn Pháp, tiêu diệt quân và tay sai của Pháp. Có khoảng mười lăm nghĩa sĩ hy sinh quên mình và đã gây nên niềm thương cảm lớn trong nhân dân. Theo yêu cầu của chính quyền cùng lòng xúc động lớn, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận đánh này.
“Đoái sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng Nhìn chợ Trường Bình già trẻ hai hàng lụy nhỏ”… “…Chùa Tôn Thạnh năm canh ưng đóng lạnh Tấm lòng son gởi lại bóng trăng rằm”
Từ đây, tác phẩm trở thành nguồn cổ vũ lớn cho tinh thần yêu nước người dân Long An và cả nước trong thời điểm đó. Và hiện nay, tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa chính thống để ghi nhận và truyền bá tinh thần quyết chiến của người nông dân cho thế hệ con cháu chúng ta hôm nay.
Vào năm 2015, tượng đài Nghĩa sĩ Cần Giuộc được khánh thành sau nhiều năm chờ đợi của nhân dân. Tượng đài trở thành một trong những công trình văn hóa tiêu biểu của tỉnh Long An, thể hiện tinh thần khí phách của nghĩa sĩ nông thôn trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Không có Nguyễn Đình Chiểu thì không có Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Lịch sử Long An tự hào ghi nhận dấu ấn của nhà văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu – một nhà nho nhân nghĩa, người con có hiếu, người thầy mẫu mực.
Viếng thăm bia Nguyễn Đình Chiểu tại chùa Tôn Thạnh là không thể thiếu quen thuộc của du khách du lịch Long An. Có dịp thăm ngôi chùa Tôn Thạnh - nơi giữ gìn câu chuyện văn hoá dân tộc, quý khách hãy tìm hiểu thêm về văn hoá và lịch sử xưa của ông cha ta nhé.X
Xem thêm: