Giữ gìn và bảo tồn đờn ca tài tử Nam Bộ tại Long An
Long An được biết đến là tỉnh thành có nền văn hóa, lịch sử vô cùng đa dạng. Bên cạnh đó, nơi đây còn là cái nôi của loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ vô cùng độc đáo và đặc sắc.
Tìm hiểu về nghệ thuật đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử được xem là một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân khu vực Nam Bộ từ xưa đến nay. Từ những nhu cầu của cộng đồng, những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của những người dân vùng sông nước được vẽ nên bằng những điệu đờn, tiếng hát đã gắn kết cộng đồng người dân địa phương lại với nhau.
Mọi người trình bộ môn nghệ thuật diễn đờn ca tài tử
Các nhạc cụ tham gia trình diễn bao gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn bầu, đàn tỳ bà, sáo, tiêu… Người nắm giữ và thực hành môn nghệ thuật đờn ca tài tử bao gồm:
- Người dạy đàn (thày đờn) là những người có kỹ năng đàn giỏi và thông thạo những bài ca cổ
- Người đặt lời (thày tuồng) là những người có những khả năng và kinh nghiệm sáng tạo
- Người dạy ca (thày ca) là những người thông thạo những bài bản cổ, có kỹ thuật ca điêu luyện từ những cách ngân nga, luyến láy
- Người đờn (danh cầm) là người thực hiện chơi nhạc cụ
- Người ca (danh ca) là người thể hiện các bài hát bằng lời
Loại đờn ca này được thực thành theo một nhóm hoặc một câu lạc bộ, gia đình. Mọi người thường ngồi lại với nhau trên một bộ ván hoặc chiếu để biểu diễn
Long An đã làm gì để giữ gìn và bảo tồn đờn ca tài tử Nam Bộ?
Trong suốt chiều dài hình thành và phát triển, đờn ca tài tử đã đi vào lòng tất cả những người dân Nam Bộ và là bộ môn nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Nhằm quảng bá loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử, Long An đã không ngừng đưa ra những giải pháp để giữ gìn và bảo tồn bộ môn nghệ thuật đã có từ lâu đời này.
Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của Việt Nam
- Đến với Long An các du khách có thể thưởng thức môn nghệ thuật này trên những sân khấu lớn hoặc những địa điểm du lịch.
- Một số lớp học miễn phí mở ra để truyền dạy, học và chơi đờn ca tài tử không ngừng phát triển.
- Từ khi bộ môn nghệ thuật này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nơi đây được nhiều người biết đến tham gia và yêu thích hơn.
- Không chỉ những bậc bô lão mà ngày nay giới trẻ tham gia và nhiệt tình học hỏi cả về ca và đờn. Thế hệ trước truyền dạy cho thế hệ sau góp phần làm cho dòng chảy âm nhạc ngày càng phát triển.
Đến miền Tây để nghe đờn ca tài tử
Ngày nay cứ vào dịp Lễ húy kỵ nhạc sư Nguyễn Quang Đại thì Long An đều tổ chức các chương trình đờn ca tài tử nhằm tưởng nhớ về người đã khai sáng ra dòng nhạc này. Đồng thời cũng nói lên được phần nào sự phát triển mạnh mẽ của loại hình nghệ thuật này trong tương lai.
Xem thêm: