Thitruongtoday - Bản tin hàng ngày

Nghề chăn nuôi ở Long An điêu đứng

Giá các loại đầu vào của nghề chăn nuôi đều tăng theo thời gian như thức ăn, thuốc thú y hay điện, xăng,... Nhưng đầu ra của nghề lại luôn đứng im hoặc giảm xuống khiến người dân chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Long An gặp rất nhiều khó khăn.

Người nuôi trồng thủy sản lỗ nặng

Hiện nay, giá thành của các sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh liên tục giảm mạnh khiến người dân lỗ nặng. Điển hình, nông dân các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành phải đối mặt với giá tôm giảm kỉ lục.

Theo thống kê, kết thúc 2 quý đầu năm 2019 cho đến nay, toàn tỉnh đã thả nuôi hơn 2,7 nghìn ha tôm nước lợ, trong đó, thu hoạch khoảng hơn 2,5 ha, năng suất bình quân ước 2,2 tấn/ha, sản lượng ước tính khoảng hơn 5,7 nghìn tấn. Tuy nhiên giá tôm không tăng lên mà giảm tùy vào các loại như: tôm thẻ chân trắng cỡ 60-70 con/kg có giá từ 80.000-90.000 đồng/kg, cỡ 100-110 con/kg có giá từ 65.000-75.000 đồng/kg; tôm sú cỡ 40-50 con/kg có giá từ 190.000-200.000 đồng/kg, cỡ 70-80 con/kg có giá từ 100.000-120.000 đồng/kg.

Nghề chăn nuôi ở Long An điêu đứng 1

Người dân “khốn đốn” cầm cố nuôi tôm để đợi tôm tăng giá

Trước đây, tại xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ, tôm có kích cỡ 100 con/kg được bán với giá khoảng 90 nghìn đồng/kg. Năm nay, người dân chưa kịp vui mừng khi đến mùa thu hoạch đến thì phải đối mặt với nỗi buồn vì giá tôm sụt giảm. Tôm có kích cỡ 100 con/kg chỉ bán được với giá cao nhất là 75.000 đồng/kg. Ước tính vụ tôm năm nay giảm 30% lợi nhuận so với năm trước.

Nuôi được con tôm cho đến ngày thu hoạch không phải là một điều dễ dàng, tiêu tốn bao nhiêu tiền của cho con giống, giá thức ăn tăng cao, dịch bệnh luôn rình rập khiến người dân mất ăn, mất ngủ vì lo sợ. Vậy mà đến mùa thu hoạch, chẳng những không vớt vát được chút vốn mà người dân còn chịu lỗ nặng.

Cũng theo khảo sát tình hình tại các lồng ươm nuôi cá tra giống của người dân tỉnh Long An, nhiều ku vực cũng gặp khó khăn về giá và bệnh. Đến nay, tổng diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang ươm cá tra giống khoảng 3,36 nghìn ha nhưng cũng toàn lỗ. Có hộ dân qua 2 vụ nuôi lỗ lên đến khoảng 300 triệu đồng, chưa tính chi phí đào ao, trang thiết bị phục vụ quá trình nuôi,...

Người nuôi heo khốn khổ

Không riêng gì nuôi trồng thủy sản, kể từ khi dịch tả lợn bùng phát tại một số tỉnh trong cả nước thì người dân chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Long An đều lo lắng, bất an vì giá heo giảm sâu và khó tiêu thụ. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi của tỉnh.

Theo khảo sát tại xã Mỹ Thạnh, huyện Thủ Thừa, trước đây khi chưa có thông tin về dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện, người dân bán heo hơi với giá từ 50.000-53.000 đồng/kg. Khi dịch bệnh xảy ra, giá heo lập tức giảm xuống và đến nay chỉ còn từ 33.000-35.000 đồng/kg mà vẫn không có thương lái đến mua. Trong khi đó, vẫn phải bỏ thêm phí về thức ăn, mua thêm thuốc khử trùng, tiêu độc, vôi bột để rắc xung quanh chuồng trại nhằm hạn chế sự lây lan của mầm bệnh khi đàn heo đã có thể xuất chuồng.

Nghề chăn nuôi ở Long An điêu đứng 2

Thua lỗ, nhiều hộ dân phải đóng cửa trại để chuyển nghề

Giá thức ăn chăn nuôi cứ tăng liên tục khiến người dân choáng váng, nhưng heo thì vẫn không bán được vì giá quá rẻ. Do vậy, nhiều hộ dân phải đóng cửa trại để chuyển nghề.

Trước tình hình chăn nuôi nói trên, tỉnh Long An đã đưa ra một số biện pháp để hỗ trợ người dân chăn nuôi vượt qua khó khăn như: Củng cố liên kết với các doanh nghiệp để tìm đầu ra cho cho các sản phẩm chăn nuôi, đồng thời phối hợp các đơn vị chức năng tổ chức các lớp tập huấn về cách chăn nuôi, cách phòng, chống nhằm nâng cao nhận thức cho các hộ chăn nuôi, đồng thời, khuyến cáo người dân chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học.

Xem thêm: