Ăn phải thịt heo nhiễm dịch tả châu Phi có bị sao không?
Tình trạng dịch tả heo châu Phi lây lan nhanh khiến cho người dân hoang mang. Nhiều người lo lắng không biết ăn nhầm phải thịt heo bị nhiễm bệnh có bị sao không? Hầu hết mọi người đều thực hiện kế hoạch tẩy chay thịt heo một cách triệt để. Tuy nhiên sự thật lại không giống như những gì chúng ta nghĩ.
Dịch tả heo châu Phi là gì?
Trước khi lo lắng về thịt heo nhiễm dịch tả châu Phi chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem căn bệnh đó là gì.
- Theo Tổ chức Thú y thế giới, dịch tả heo châu Phi là bệnh truyền nhiễm do một loài virus có trong máu, cơ quan và bài tiết của con lợn gây nên.
- Bệnh có khả năng lây lan nhanh với loài heo, xảy ra ở mọi giống heo, mọi lứa tuổi và một khi đã dính thì tỷ lệ chết lên đến 100%.
Dịch tả heo châu Phi là bệnh do virus gây nên
Bệnh dịch tả heo châu Phi xuất hiện đầu tiên tại Kenya vào năm 1921, sau đó lan truyền nhanh chóng và trở thành dịch bệnh trên diện rộng ở châu Phi. Tại Việt Nam, dịch tả heo châu Phi xuất hiện vào năm 1957 và tiếp tục bị cho đến nay.
Ăn thịt heo bị dịch tả châu Phi có sao không?
Tại Long An, dịch tả heo châu Phi lây lan nhanh và gây tổn thất lớn, bên cạnh nỗi đau của người chăn nuôi là nỗi sợ hãi của người dân khi đối mặt với thịt lợn. Hầu hết mọi người đều tẩy chay thịt heo, chuyển sang ăn các loại thực phẩm khác.
Tuy nhiên sự thật về thịt heo nhiễm bệnh lại không đáng sợ như vậy.
Dịch tả heo châu Phi không lây nhiễm sang người
Các chuyên gia cho rằng dịch tả heo châu Phi không lây nhiễm và gây bệnh ở người. PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ y tế khẳng định: Dịch tả heo châu Phi không có khả năng lây sang người dùng. Phó giáo sư, tiến sĩ còn giải thích thêm: Dịch tả lợn có tác nhân gây bệnh là virus, khác hoàn toàn với bệnh tả ở người là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn gây ra. Không giống như cúm heo, dịch tả heo châu Phi hoàn toàn không lây nhiễm ở người.
Vậy tại sao heo nhiễm bệnh dịch tả châu Phi không tiến hành giết mổ mà phải xử lý (chôn, đốt)? Có 3 lý do:
- Thứ nhất, khả năng lây nhiễm của dịch tả heo rất nhanh, nếu không xử lý kịp thời sẽ lan rộng đến các khu vực khác, gây tổn thất cho ngành chăn nuôi (một khi đã nhiễm bệnh, 100% heo sẽ chết);
- Thứ hai, dịch tả heo không lây nhiễm qua người nhưng lại lây qua ruồi, mỗi, chuột, mèo, vịt...;
- Thứ ba, heo bị dịch tả châu Phi khả năng rất cao có thể mang thêm những căn bệnh khác như bệnh tai xanh, bệnh cúm, thương hàn... Và đây là những bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, rối loạn tiêu hóa...
Đó là lý do tại sao Nhà nước đưa ra chính sách cấm giết mổ, vận chuyển, buôn bán heo bị bệnh dịch tả châu Phi. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt rất nặng.
>>> Xem thêm:
- 6 mẹo giữ cho đôi mắt sáng & luôn khoẻ mạnh
- Phòng bệnh Ung thư rất dễ! Quan trọng là bạn có muốn không?
- 3 loại ung thư có thể chữa khỏi